Thực trạng sử dụng banner trong hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến

Với hình thức này, những hoạt động đầu tiên xuất hiện những năm 2005-2008, với sự tham gia chủ yếu của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Unilever, Samsung, Nokia…thông qua các đại lý quảng cáo như GroupM, Đất Việt để thương lượng với các nhà phân phối chính như Vnexpress.net, 24h.com.vn, Vn.Yahoo.com, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn… Các doanh nghiệp vừa và nhỏ lúc này chưa thể tham gia hoạt động này do sự lựa chọn của các nhà phân phối đối với những công ty lớn, uy tín.

Từ năm 2009 đến nay, Theo Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA, doanh thu từ việc cho thuê đặt banner của 20 website điển hình có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2009, doanh thu từ việc cho thuê banner chiếm tới 80% doanh thu từ việc quảng cáo online, con số này năm 2010 là 74%, năm 2011 chỉ là 66%. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do có sự ra đời của các mạng hiển thị tự động với các tính năng ưu việt hơn trong việc lựa chọn nội dung phù hợp và đo lường hiệu quả.

(Đơn vị: %)

doanhthutubanner

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA, 2012)

  • Banner mạng hiển thị tự động

Với phương thức này, các doanh  nghiệp cùng nhau tham gia một đại lý mạng hiển thị, nơi có người trung gian “phân phát” banner của họ cho những người đăng ký làm nhà phân phối. Một số nhà quảng cáo tiên phong tại Việt Nam là: Lienket247, Innity, Admax, Admicro…Nhược điểm của các mạng quảng cáo này là cơ chế tính giá cố định, không có cơ chế đánh giá chất lượng thông điệp quảng cáo, hệ thống các nhà phân phối chưa đa dạng, hệ thống đo lường chưa hoàn thiện.

Vị trí Tên vị trí Kích thước Hình thức chia sẻ Đơn giá ( Triệu VND/ tuần)
Trang chủ Chuyên mục CC Chuyên mục
1A, 1B Top Banner 468 x 90 3 70
1A+1B Double Top Banner 980 x 90 3 120 20
2A, 2B Hot Banner 336 x 140 3 90
2C Hot Banner 336 x 140 3 70
2D Hot Banner 336 x 140 3 60
3 Center Banner Expand 980 x 50980 x 480 3 70

(Nguồn: Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam, 2015)

Mạng hiển thị tự động thực sự được bùng nổ và được các doanh nghiệp sử dụng nhiều khi năm 2012, Google chính thức đưa Google Display Network vào Việt Nam. Ngay lập tức, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng chuyển sang mạng hiển thị này do dễ dàng kiểm soát chi phí và đo lường hiệu quả, hệ thống các nhà phân phối vừa và nhỏ lớn, nội dung website đa dạng, phong phú, và không bị sở hữu độc quyền bởi các mạng hiển thị khác.

Cơ chế đấu giá nhấn mạnh điểm chất lượng của quảng cáo mang ý nghĩa quyết định đến giá thầu, quảng cáo càng hấp dẫn, thu hút người đọc thì giá càng rẻ. Cơ chế này buộc doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến người dùng.

(Đơn vị: %)

quangcaobanner2

(Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, 2014)

Theo Báo cáo Thương mại điện tử 2014, quảng cáo trả phí qua Google (bao gồm Google Adwords và Google Display Network) được 47% các doanh nghiệp sử dụng, chỉ đứng sau quảng cáo Facebook Ads với 48%, doanh nghiệp thường tự triển khai hoặc thuê các đại lý triển khai hoạt động này để đạt hiệu quả tốt nhất. Theo CleverAds, đại lý chiếm 40% thị phần trong số các đối tác của Google tại Việt Nam, từ năm 2012 đến hết năm 2014 đã có hơn 2.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của công ty, triển khai hơn 4.000 chiến dịch quảng cáo và duy trì thường xuyên 35% số khách hàng chạy liên tục.

Kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất là tiếp thị bám đuổi. Cơ chế của hoạt động này là mạng hiển thị sẽ tự động ghi lại hành vi của người sử dụng internet khi truy cập vào website trước đó và ngay lập tức phân phối quảng cáo với nội dung tương tự, phù hợp tới các đối tác mà người này ghé thăm sau đó. Theo thống kê của Google (2015) các website bán hàng triển khai hình thức này giúp tăng tỉ lệ mua hàng lên 30% so với các website khác.